Các phòng ban của chủ đầu tư phát triển dự án bất động sản

Bất kỳ công ty nào cũng có sơ đồ tổ chức bao gồm thành phần lãnh đạo và các bộ phận phòng ban. Và đứng ở cương vị một doanh nghiệp, các phòng ban của chủ đầu tư cần phải được đầu tư đầy đủ về các nguyên lực. Có những chủ đầu tư có xuất phát điểm từ bất động sản nên họ có sẵn một sơ đồ đầy đủ và rõ ràng. Tuy nhiên hiện tại ở Việt Nam, không hiếm những Chủ đầu tư thành công ở lĩnh vực khác nên bộ máy làm việc trong lĩnh vực bất động sản chưa được đầy đủ, chi tiết mà lại có xuất hiện sự đan xen lẫn lộn giữa bộ máy cũ và mới.

Để có hiểu được rõ hơn một bộ máy hoàn chỉnh của một Chủ đầu tư Bất động sản, sơ đồ dưới đây đã bao gồm đầy đủ các bộ phận phòng ban để phát triển dự án.

PHÒNG BAN CỦA CHỦ ĐẦU TƯ
Trong sơ đồ tổ chức dưới đây thì có các phòng ban của chủ đầu tư bắt buộc phải có và cần nhận được sự đầu tư của chủ đầu tư đang phát triển dự án.

Ban pháp chế:

      1. Quản lý chung hoạt động đầu tư
      2. Cố vấn cho Ban TGĐ về các chiến lược ngắn hạn và dài hạn, các xu hướng đầu tư bất động sản mới trong tương lai
      3. Tổ chức khai thác, tìm kiếm các Dự án phù hợp
      4. Phân tích tiền khả thi và khả thi dự án.
      5. Lập thuyết minh đầu tư
      6. Quản trị Dự án đầu tư
      7. Quản lý và kiểm soát các hoạt động phát triển Dự án
      8. Xây dựng các tài liệu (quy trình, quy định, tiêu chuẩn… ), hệ thống & nguồn nhân lực cần thiết cho hoạt động đầu tư
      9. Triển khai các hoạt động đầu tư khác theo chỉ đạo của Ban TGĐ
      10. Tham mưu cho Ban TGĐ Công ty hoạch định các chương trình, dự án đầu tư đúng quy trình quản lý đầu tư xây dựng cơ bản phù hợp với cơ chế, chính sách của Nhà nước trong từng giai đoạn.

Ban tài chính

      1. Tham mưu cho ban lãnh đạo về chi tiêu, đầu tư, về tài chính, kế toán, thuế, kiểm toán, pháp lý Tài chính của công ty.
      2. Lập kế hoạch tài chính, triển khai và theo dõi các hoạt động tài chính, kiểm soát ngân quỹ.
      3. Xây dựng một chính sách phân chia lợi nhuận hợp lý.
      4. Lập kế hoạch nhân sự và sắp xếp công việc của Ban Tài chính.
      5. Tổ chức việc lập các báo cáo quản trị, phân tích hoạt động kinh doanh.
      6. Tổ chức và giám sát, kiểm tra công tác lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế hàng tháng, quý và năm.
      7. Theo dõi và kiểm tra tình hình sử dụng tài sản công ty.
      8. Xem xét, đánh giá, kiểm tra và phân tích dự báo hoạt động tài chính kế toán của các bộ phận, các hợp đồng, dự án của công ty.
      9. Xác định các rủi ro tài chính.
      10. Phối hợp triển khai các giải pháp quản trị rủi ro tài chính sau khi được phê duyệt.
      11. Đề xuất xử lý các trường hợp không tuân thủ các qui trình/ qui định liên quan đến tài chính của Tập đoàn và của Công ty.
      12. Theo dõi, phân tích, đánh giá và đưa ra các công cụ quản trị, dự báo rủi ro tài chính.
      13. Công việc khác liên quan đến hoạt động tài chính của công ty.
      14. Báo cáo với ban Giám đốc công ty định kỳ mỗi tháng một lần/đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ và thường xuyên báo cáo kịp thời khi cần thiết bảo đảm không để hoạt động SXKD đình trệ và thiệt hại; hay rủi ro tài chính phát triển.

Ban kinh doanh

      1. Lập và tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh của Công ty: đầu tư BĐS, hoạt động cho thuê Văn phòng/ Kho;
      2. Tổ chức thu thập, phân tích, đánh giá thông tin thị trường và đưa ra đề xuất, kiến nghị;
      3. Thực hiện chính sách kinh doanh của Công ty;
      4. Phê duyệt và kiểm soát các hợp đồng kinh doanh theo quy định của Công ty và quy định pháp luật;
      5. Triển khai các hoạt động hỗ trợ khách hàng;
      6. Chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh trước Ban Tổng Giám đốc;
      7. Quản lý các hoạt động kinh doanh của Công ty đảm bảo tuân thủ đúng theo quy định của Công ty và Luật pháp Việt Nam;
      8. Phê duyệt phương án kinh doanh của phòng Kinh doanh;
      9. Lên kế hoạch bán hàng định kỳ năm/quý/tháng của Công ty;
      10. Xây dựng, phát triển và quản lý chuỗi kinh doanh của công ty;
      11. Đánh giá, đào tạo nhân viên đảm bảo cung cấp đủ nguồn nhân lực của P. Kinh doanh đáp ứng nhu cầu của công ty;
      12. Xây dựng và phát triển dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp;
      13. Phát triển, mở rộng hệ thống kinh doanh, quan hệ đối tác của công ty;
      14. Xây dựng hình ảnh và tác phong chuyên nghiệp cho Công ty; Chịu trách nhiệm quản lý, triển khai và báo cáo về hoạt động kinh doanh của Công ty cho Ban Tổng Giám đốc.

Ban quản lý dự án

    1. Điều hành hoạt động của dự án trong phạm vi nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm trước BGĐ về công việc được phân công.
    2. Tổ chức giám sát quá trình thi công xây dựng theo quy định của pháp luật về các mặt: Chất lượng, khối lượng, tiến độ….của dự án
    3. Xây dựng kế hoạch, tiến độ thực hiện, đánh giá tình hình triển khai và thực hiện của dự án
    4. Tổ chức, quản lý khối lượng, chất lượng thi công, đôn đốc, kiểm tra tiến độ thi công, ATLĐ, vệ sinh môi trường với các nhà thầu thi công.
    5. Phối hợp với các bên tư vấn để hoàn thành công tác nghiệm thu, bàn giao
    6. Phối hợp chặt chẽ với các Phòng/ Ban có liên quan triển khai thực hiện dự án một cách hiệu quả nhất
    7. Là đầu mối làm việc với các sở ban ngành các cấp tại địa phương về công tác xây dựng của dự án

Bài viết liên quan

Chủ đầu tư có nên kết hợp với đơn vị phát triển dự án bất động sản?

Chủ đầu tư có nên kết hợp với đơn vị phát triển dự án bất động sản?

Viết bởi : Hà My

Khái niệm nhà phát triển dự án mới chỉ xuất hiện trên thị trường bất động sản Việt Nam mấy năm trở lại đây, kể từ sau giai đoạn khủng hoảng của thị trường. Vậy nhà phát triển dự án...

QUY ĐỊNH CHUNG VÀ CÁC TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI ĐÔ THỊ

QUY ĐỊNH CHUNG VÀ CÁC TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI ĐÔ THỊ

Viết bởi : Hà My

QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Đối tượng và phạm vi phân loại đô thị Thành phố trực thuộc trung ương được phân loại đô thị theo tiêu chí đô thị loại đặc biệt hoặc đô thị loại I. Thành phố...

CÁC HỆ SỐ TRONG VIỆC LẬP BẢNG GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN

CÁC HỆ SỐ TRONG VIỆC LẬP BẢNG GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN

Viết bởi : Hà My

Khi phát triển một dự án đều phải khảo sát kĩ lưỡng, nghiên cứu và phân tích để lập bảng giá bất động sản phù hợp theo đúng quy mô của dự án. Khi đó, bước lập bảng giá là một trong...

Quy trình phát triển dự án bất động sản dành cho chủ đầu tư

Quy trình phát triển dự án bất động sản dành cho chủ đầu tư

Viết bởi : Hà My

Bất kỳ một Chủ đầu tư nào khi muốn phát triển được một sản phẩm bất động sản bền vững, có giá trị thực cho người sử dụng thì đều phải có được một quy trình phát triển dự án...

Chủ đầu tư cần chuẩn bị gì để phát triển dự án bất động sản

Chủ đầu tư cần chuẩn bị gì để phát triển dự án bất động sản

Viết bởi : Hà My

Để phát triển bất kỳ một dự án bất động sản nào, chủ đầu tư cũng có rất nhiều hạng mục khác nhau cần phải làm. Dưới đây là một vài hạng mục quan trọng mà chủ đầu tư cần quan tâm...

Các nghiên cứu thị trường trong quá trình phát triển dự án bất động sản p1

Các nghiên cứu thị trường trong quá trình phát triển dự án bất động sản p1

Viết bởi : Hà My

Trong một quy trình phát triển dự án bất động sản tổng sẽ có 2 quá trình nghiên cứu thị trường khác nhau mà chủ đầu tư cần thực hiện. Đầu tiên chính là nghiên cứu tiền khả thi của dự...

Những chủ thể có tham gia thị trường bất động sản

Những chủ thể có tham gia thị trường bất động sản

Viết bởi : Hà My

Nếu chủ đầu tư biết về các chủ thể tham gia vào thị trường bất động sản xung quanh mình thì phải có chiến lược truyền thông, chiến lược chăm sóc và chiến lược tìm ra được đối tượng...

Sự cần thiết nghiên cứu phát triển dự án bất động sản đối với chủ đầu tư

Sự cần thiết nghiên cứu phát triển dự án bất động sản đối với chủ đầu tư

Viết bởi : Hà My

Việc nghiên cứu phát triển dự án là một trong những bước đầu tiên, thực sự cần thiết cũng như có tầm quan trọng đối với dự án, với chủ đầu tư. Với mỗi một dự án bất động sản,...

3 KHÂU QUAN TRỌNG NHẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN

3 KHÂU QUAN TRỌNG NHẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN

Viết bởi : Hà My

Để phát triển dự án bất động sản, chủ đầu tư cần đặc biệt chú ý đến pháp lý, tài chính, bán hàng. Đây là ba khâu vô cùng quan trọng mà chủ đầu tư cần phải đặc biệt đầu tư nguồn...

Messenger