Quy trình vay vốn ngân hàng – Bất động sản Sen Vàng

Trước khi thực hiện vay vốn, các doanh nghiệp cần phải nắm rõ được quy trình vay vốn ngân hàng như thế nào, các hồ sơ giấy tờ bắt buộc có là gì để không gặp quá nhiều khó khăn, từ đó tiết kiệm được thời gian và công sức.

Quy trình chung khi vay vốn ngân hàng

  1. Tiếp xúc và gặp gỡ với Chuyên viên Quan hệ khách hàng\Trưởng Phòng\Giám đốc để trao đổi về nhu cầu vay vốn.
  2. Chuẩn bị hồ sơ và cung cấp cho Ngân hàng.
  3. Ngân hàng đi thẩm định thực tế: thẩm định dự án + thẩm định năng lực của Chủ đầu tư (cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị, nhân lực…)
  4. Yêu cầu bổ sung thêm một số hồ sơ cần thiết khác. Giải trình, biện luận các thắc mắc, câu hỏi của bộ phận tín dụng.
  5. Sau khi có đầy đủ hồ sơ cần thiết, Chuyên viên quan hệ khách hàng sẽ viết tờ trình, thường mất 3 đến 5 ngày với các dự án bất động sản.
  6. Trưởng Phòng KHDN xem và ký tờ trình. Thời lượng 0,5 ngày. Giám đốc/Phó Giám đốc phụ trách KHDN ký tờ trình. Thời lượng 1 ngày.
  7. Chuyển hồ sơ lên bộ phận Thẩm Định hội sở.
  8. Thẩm định hội sở sẽ yêu cầu bổ sung thêm một số hồ sơ cần thiết, giải trình những câu hỏi của Thẩm Định.
  9. Sau khi bổ sung hồ sơ đầy đủ hoặc giải trình về việc không thể cung cấp hồ sơ. Thẩm định sẽ có 3 – 5 ngày làm việc để có tờ trình và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
  10. Tùy từng giá trị khoản vay thì thẩm quyền phê duyệt sẽ có các cấp khác nhau. Thời lượng ra được phê duyệt thường từ 10 – 15 ngày.
  11. Thông báo phê duyệt cấp tín dụng. Ký hợp đồng hạn mức tín dụng
  12. Hoàn thiện hồ sơ sau phê duyệt: tiến hành ký công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản được đảm bảo cho hạn mức, hoàn thiện các điều kiện khác của Phê duyệt cấp tín dụng.
  13. Thu thập hồ sơ để chuẩn bị giải ngân.
  14. Chuyển hồ sơ giải ngân cho Chuyên viên QHKH.
  15. Chuyên viên QHKH làm tờ trình giải ngân và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt giải ngân. Thường sẽ mất từ 1 – 2 ngày khi cung cấp đủ hồ sơ thì sẽ tiến hành giải ngân, tùy từng ngân hàng.

Danh mục hồ sơ cần thiết 

I/ Hồ sơ Pháp lý.

  1. Đăng ký kinh doanh, đăng ký mẫu dấu, mã số thuế (bản sao công chứng).
  2. Điều lệ Công ty (sao y công ty) + Biên bản góp vốn hoặc sổ đăng ký cổ đông gần nhất
  3. Bổ nhiệm Giám đốc + Kế toán trưởng, CMT + Hộ khẩu Giám đốc + Kế toán trưởng.
  4. Hợp đồng thuê nhà + Thuê kho (nếu có).
  5. Bản tự giới thiệu về Công ty (Ban giám đốc, lĩnh vực kinh doanh chính…..) – Hoặc hồ sơ năng lực Công ty.
  6. Tờ khai khách hàng liên quan (theo mẫu Ngân hàng)

II/ Hồ sơ Tài chính.

  1. Báo cáo tài chính 3 năm gần nhất, gồm: Bảng cân đối kế toán, Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh;
  2. Báo cáo nhanh tình hình tài chính đến thời điểm gần nhất của Công ty;
  3. Tờ khai thuế của Công ty năm gần nhất và đến thời điểm hiện tại (sao y công ty).
  4. Bảng kê chi tiết đến thời điểm gần nhất các khoản phải thu (131); Phải trả (331); Hàng tồn kho (151, 154, 155, 156); Tài sản cố định (211); nợ ngắn hạn…

III/ Hồ sơ Kinh tế

  1. 05 Hợp đồng kinh tế + Hóa đơn GTGT đầu vào, đầu ra (sao y công ty);
  2. Hợp đồng kinh tế, biên bản nghiệm thu hoặc đối chiếu công nợ của các khoản phải thu, phải trả có giá trị lớn tại thời điểm hiện tại.
  3. Hợp đồng tín dụng, KƯNN tại Ngân hàng khác, sổ phụ tiền gửi, tiền vay tại Ngân hàng (hồ sơ bắt buộc nếu có quan hệ tín dụng).

IV/ Hồ sơ Vay vốn

  1. Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu Ngân hàng);
  2. Biên bản họp hội đồng về việc vay vốn (theo mẫu Ngân hàng).
  3. Kế hoạch kinh doanh trong năm tới (mục đích vay, phương án trả,…..)

V/ Hồ sơ Tài sản bảo đảm 

  1. Phô tô giấy tờ liên quan tới tài sản bảo đảm (sổ đỏ, đăng ký xe …)
  2. Phô tô CMND + Hộ khẩu chủ sở hữu.

Những lưu ý khi vay vốn ngân hàng 

  1. Doanh nghiệp là nguồn tạo lợi nhuận chính cho Ngân hàng từ việc trả lãi tiền vay, phí chuyển tiền, phí phát hành bảo lãnh… do đó Ngân hàng cũng rất cần các doanh nghiệp. Vì thế cần tạo vị thế khi tiếp xúc với Ngân hàng.
  2. Cần làm nổi bật thế mạnh của mình khi tiếp xúc với Ngân hàng, để từ đó Ngân hàng ra quyết định cho vay.
  3. Chứng minh được vốn tự có của doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng, thông qua số liệu báo cáo tài chính hoặc nguồn chứng minh khác
  4. Phương án bán hàng cần thật chi tiết và rõ ràng, thể hiện rõ được tính khả thi của dự án, vì đó là chính nguồn thu nợ của Ngân hàng.

Bài viết liên quan

 CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

 CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Viết bởi : Hà My

Năm 2020, có thể nói Việt Nam là một trong số ít các nước kiểm soát tốt dịch Covid – 19, nền kinh tế của Việt Nam mặc dù có bị ảnh hưởng nhưng vẫn đặt mức tăng trường dương trên thế...

Bốn giải pháp huy động vốn trong thị trường bất động sản

Bốn giải pháp huy động vốn trong thị trường bất động sản

Viết bởi : Hà My

Huy động vốn là việc mà bất kỳ một doanh nghiệp bất động sản nào cũng đều quan tâm. Hiện nay, việc huy động vốn mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp và sẽ không còn là chuyện quá khó...

Thủ tục vay vốn ngân hàng cho các chủ đầu tư bất động sản

Thủ tục vay vốn ngân hàng cho các chủ đầu tư bất động sản

Viết bởi : Hà My

Vay vốn ngân hàng có lẽ là việc mà bất kỳ một chủ đầu tư bất động sản nào cũng đều phải làm nếu muốn phát triển được dự án bất động sản. Vậy thủ tục cần có để vay vốn ngân...

CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN CHO DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN

CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN CHO DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN

Viết bởi : Hà My

Một chủ đầu tư muốn phát triển dự án bất động sản ngoài những kiến thức, thông tin liên quan đến dự án thì cần phải nắm được các hình thức huy động vốn, thủ tục cũng như hồ sơ và...

Những lưu ý khi làm hồ sơ vay vốn ngân hàng – Bất động sản Sen Vàng

Những lưu ý khi làm hồ sơ vay vốn ngân hàng – Bất động sản Sen Vàng

Viết bởi : Hà My

Khi làm hồ sơ vay vốn ngân hàng, khách hàng nên đọc kỹ các điều khoản được ghi trong hợp đồng, nếu chưa rõ cần trao đổi ngay và yêu cầu cập nhật cụ thể vào trong hợp đồng. Ngoài ra, người...

Messenger