Chương trình “Bản tin Bất động sản Hà Nội” của Kênh đầu tư Sen Vàng sẽ là chương trình cập nhật thông tin về thị trường Bất Động Sản tại Hà Nội được phát sóng định kỳ hàng tháng. Và để bắt đầu chương trình, hãy cùng tôi điểm lại những tin chính nổi bật tại thị trường bất động sản Hà Nội trong tháng 2 vừa qua.
https://www.youtube.com/watch?v=qMq94twwxdI
1, Hà Nội lại lập đỉnh dịch mới với 12.850 ca mắc Covid-19 một ngày
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội cho biết từ 18 giờ ngày 27-2 đến 18 giờ ngày 28-2, TP Hà Nội ghi nhận 12.850 ca mắc Covid-19 mới, trong đó có 4.265 ca cộng đồng, 8.585 ca đã cách ly. Đây là số ca bệnh nhiều nhất từ khi có dịch ở Hà Nội.
Các bệnh nhân phân bố tại 495 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Đông Anh (994), Sóc Sơn (951), Hoàng Mai (788), Bắc Từ Liêm (721), Hoài Đức (702).
Theo Sở Y tế Hà Nội, hiện có 466.461 ca mắc Covid-19 (F0) đang điều trị.
Thống kê của Bộ Y tế cho thấy hiện có khoảng 460.000 F0 ở Hà Nội đang điều trị tại nhà, chiếm 98,6% tổng số bệnh nhân Covid-19 ở Thủ đô. Có gần 1.200 ca điều trị tại các cơ sở thu dung của TP và các quận, huyện.
Ngoài ra, có 6.260 ca phải nhập viện điều trị, trong đó có 360 ca điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và 5.900 ca nhập viện điều trị tại các bệnh viện ở Hà Nội.
2, Điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung của Thủ đô với mục tiêu lấy người dân làm trung tâm
Với vai trò là trung tâm chính trị – hành chính quốc gia, là đô thị đặc biệt, hạt nhân của vùng Đồng bằng sông Hồng với khu vực nông thôn có hành lang xanh chiếm tỷ lệ lớn, việc rà soát, đánh giá Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Tại Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội (khóa XVII) diễn ra ngày 23 và 24-2, Ban Cán sự đảng UBND thành phố đã có tờ trình đánh giá Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô nhằm xác định các định hướng quy hoạch phù hợp với thực tiễn, nhận diện những hạn chế, tồn tại; đồng thời, đề xuất một số định hướng để Quy hoạch Thủ đô tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu lấy người dân làm trung tâm, chất lượng sống là cơ bản.
3, Hà Nội sẽ nghiên cứu định hướng mô hình “Thành phố trong thành phố”
Tại Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội (khóa XVII) diễn ra ngày 23 và 24/2, Ban Cán sự đảng UBND Thành phố Hà Nội đã có tờ trình đánh giá Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.
Trong tờ trình, Thành phố đề xuất, kiến nghị một số định hướng cần nghiên cứu trong quá trình điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để phù hợp với giai đoạn sắp tới.
Cùng với việc nêu rõ lý do, sự cần thiết; phạm vi và đối tượng rà soát; các nguyên tắc rà soát đánh giá, nội dung rà soát cơ bản bám sát Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô được duyệt, bao gồm: Liên kết vùng; tầm nhìn; mục tiêu, quan điểm, tính chất và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật (gồm quy mô dân số, tỷ lệ đô thị hóa, mật độ và phân bổ dân cư).
Bên cạnh đó, Tờ trình nêu định hướng phát triển không gian tại các khu vực đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh, đô thị sinh thái, thị trấn và khu vực phát triển nông thôn (khu vực hành lang xanh); định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội, gồm định hướng quy hoạch 12 chuyên ngành, ngành, lĩnh vực đã được xác định tại Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô; định hướng bảo tồn di sản.
Đến nay 2 quy hoạch phân khu đô thị trung tâm chưa được phê duyệt gồm quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, sông Đuống do chịu ảnh hưởng bởi quy hoạch phòng, chống lũ; luật số 35/2018/QH14 quy định không còn quy hoạch chi tiết các tuyến sông có đê mà tích hợp phương án phòng, chống lũ trong Quy hoạch Thủ đô.
Trong kiến nghị với đoàn giám sát, các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Bắc Từ Liêm, Hoàng Mai, Long Biên, Gia Lâm cùng đề nghị UBND thành phố sớm phê duyệt Quy hoạch phân khu sông Hồng làm cơ sở cấp phép xây dựng, cải taọ, sửa chữa công trình, đáp ứng nhu cầu của người dân.
Quận Hoàn Kiếm đề nghị thành phố có hướng dẫn cụ thể về quy mô công trình xây dựng tại khu vực bãi ven sông (phường Chương Dương và Phúc Tân) trong giai đoạn hiện nay để giải quyết dân sinh bức xúc và quản lý tốt quy hoạch kiến trúc đô thị và trật tự xây dựng.
Quận Long Biên cũng đề nghị UBND thành phố đẩy nhanh tiến độ điều chỉnh Quy hoạch phân khu đô thị N10; lập và phê duyệt quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, sông Đuống để giải quyết khó khăn cho nhân dân trong công tác xây dựng nhà ở, tạo thuận lợi cho công tác quản lý và khai thác hiệu quả quỹ đất vùng bãi.
Trong khi đó, huyện Đan Phượng nêu vấn đề, thành phố đang nghiên cứu quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng có ranh giới từ cầu Mễ Sở đến cầu Hồng Hà, đề nghị nghiên cứu bổ sung quy hoạch phân khu sông Hồng từ cầu Hồng Hà đến Phúc Thọ (khoảng 1.729ha) để phát huy tối đa nguồn tài nguyên đất, phát triển hài hoà bãi sông Hồng phía Tây Vành đai 4 phù hợp định hướng bãi sông phía Đông Vành đai 4.
5, Giá bất động sản tăng cao, nhà đầu tư lũ lượt rời nội đô Hà Nội?
Theo các chuyên gia, việc các nhà đầu tư rời nội đô Hà Nội sẽ khiến áp lực tăng giá tại những khu vực nội thành được giảm tải, tránh hiện tượng đẩy giá quá cao.
Theo những phân tích mới nhất của Savills, tiềm năng phát triển khác nhau tại nhiều khu vực của thành phố Hà Nội cũng như các vùng lân cận. Trong đó, nổi bật hơn cả là đà phát triển của thị trường tại các quận/huyện ngoài trung tâm và ngoại thành. Đây được cho là xu hướng dẫn dắt phân khúc bất động sản văn phòng và nhà ở trong năm 2022.
Đối với thị trường nhà ở, nguồn cung tương lai dự kiến sẽ chủ yếu đến từ các dự án đặt tại những quận/huyện lân cận và ngoại thành. Xét riêng về thị trường chung cư, khu vực ngoại thành trong năm 2021 đã đóng góp 30% nguồn cung cho thị trường chung cư.
Dự kiến trong tương lai, các dự án chung cư tại năm huyện sắp lên quận sẽ chiếm 27% nguồn cung. Bên cạnh đó, xét về thị trường biệt thự/nhà liền kề, nguồn cung tương lai sẽ chủ yếu đến từ huyện xa trung tâm, dẫn đầu là huyện Đan Phượng, theo sau là huyện Hoài Đức và Đông Anh.
6, Tốc lực đẩy nhanh tiến độ Vành đai 4, bất động sản Tây Hà Nội “bật tốc”
Sau chỉ đạo của Thủ tướng về việc phải trình dự án đường Vành đai 4 lên Chính phủ chậm nhất ngày 10/3/2022, Hà Nội và các địa phương có dự án này đi qua đang dốc hết tốc lực đẩy nhanh tiến độ. Theo đó, Dự án đường vành đai 4 sẽ có 8 nút giao chính được xây dựng giai đoạn 1 bao gồm: nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai; nút giao đường trục Mê Linh; Đại lộ Thăng Long; Quốc lộ 6; nút giao Pháp Vân – Cầu Giẽ; nút giao cao tốc Hà Nội – Hải Phòng; Quốc lộ 38; nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai.
Báo cáo của UBND Hà Nội cho thấy, mặc dù vẫn đang trong quá trình chuẩn bị chủ trương đầu tư, song đã có nhiều nhà đầu tư lớn quan tâm đến dự án cho thấy sự hấp dẫn của siêu dự án hạ tầng này.
7, Riverview Lương Sơn và tiềm lực vươn mình của BĐS ven đô Hà Nội
Sở hữu địa thế vàng “nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ” khi nằm kế cận chợ Trung tâm huyện Lương Sơn, tiếp giáp khu Phố Chợ sầm uất, sông Bùi và quốc lộ 6, dự án này như trái tim của Lương Sơn và là điểm đến không nhà đầu tư nào muốn bỏ qua trong làn sóng rót vốn vào khu vực ven đô Hà Nội.
Số liệu chỉ ra người dân Lương Sơn đang ngày càng giàu lên khi kinh tế khu vực này đạt mốc tăng trưởng 9% trong giai đoạn 2018-2020. Việc hàng loạt khu công nghiệp xuất hiện tại Lương Sơn tạo ra sự sôi động lớn trong hoạt động kinh tế, kéo theo số lượng lớn dân cư muốn chuyển về khu vực trung tâm để sinh sống.
8, Hà Nội quy hoạch 4 phân khu gần 1.500 ha tại đô thị vệ tinh Sơn Tây
UBND TP Hà Nội vừa có quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị phường Trung Hưng (khu 1 và khu 2), phường Phú Thịnh, phường Viên Sơn và phường Trung Sơn, thị xã Sơn Tây, tỷ lệ 1/2.000.
Cụ thể, phân khu đô thị phường Trung Hưng nằm phía tây trung tâm thị xã Sơn Tây; thuộc địa giới hành chính phường Trung Hưng, được lấy cảnh quan hai bên dự án sông Tích làm ranh giới phân chia Trung Hưng khu 1 và Trung Hưng khu 2.
Đây sẽ là khu vực phát triển đô thị thuộc một phần lõi đô thị hiện hữu, có các dự án đô thị mới và cải tạo chỉnh trang khu vực dân cư hiện trang.
9, Ba phương án thiết kế cầu Trần Hưng Đạo được chọn
Sau hơn 2 tháng tổ chức thi tuyển, 3 tác phẩm nổi trội nhất về thiết kế cầu Trần Hưng Đạo (vượt sông Hồng) đã được chọn để trình UBND TP.Hà Nội.
Cầu Trần Hưng Đạo bắc qua sông Hồng nằm giữa cầu Chương Dương và cầu Vĩnh Tuy, mặt cầu rộng 31m, quy mô 6 làm xe. Tổng mức đầu tư khoảng 9000 tỷ đồng.
Kết: Thông tin vừa rồi đã kết thúc bản tin bất động sản Hà Nội tháng 12/2021. Cảm ơn quý vị đã theo dõi “Bản Tin Bất động sản Hà Nội”. Hãy Like và Đăng ký để có thể cập nhật những thông tin mới nhất từ Bất động sản Sen Vàng. Hẹn gặp lại quý vị trong các số bản tin bất động sản Hà Nội tiếp theo. Chúc quý vị có ngày làm việc hiệu quả!!!
Chào mừng quý vị đã đến với Chương trình “Bản tin Bất động sản Hà Nội” của Kênh đầu tư Sen Vàng. Đây sẽ là chương trình cập nhật thông tin về thị trường Bất Động Sản tại Hà Nội...
Chương trình “Bản tin Bất động sản Hà Nội” sẽ cập nhật thông tin nổi bật nhất về thị trường Bất Động Sản tại Hà Nội hàng tháng.
Chào mừng quý vị đã đến với Chương trình “Bản tin Bất động sản Hà Nội” của Kênh đầu tư Sen Vàng. Và để bắt đầu chương trình, hãy cùng tôi điểm lại những tin chính nổi bật...
Bản tin Bất động sản Hà Nội tháng 10 là bản tin được thực hiện bởi Kênh đầu tư Sen Vàng. Đây sẽ là bản tin cập nhật thông tin về thị trường Bất Động Sản Hà Nội có trong tháng 10 vừa...
Bản tin Bất động sản Hà Nội tháng 9 là bản tin được thực hiện bởi Kênh đầu tư Sen Vàng. Đây sẽ là bản tin cập nhật thông tin về thị trường Bất Động Sản Hà Nội có trong tháng 9 vừa qua....
Bản tin Bất động sản Hà Nội tháng 8 là bản tin được thực hiện bởi Kênh đầu tư Sen Vàng. Đây sẽ là bản tin cập nhật thông tin về thị trường Bất Động Sản Hà Nội có trong tháng 8 vừa qua....
Chương trình “Bản tin Bất động sản Hà Nội” của Kênh đầu tư Sen Vàng là chương trình cập nhật những thông tin nổi bật về thị trường Bất Động Sản. Và hãy cùng điểm lại những tin chính...