M&A là gì? M&A bất động sản với thị trường bất động sản Việt Nam

Những thương vụ M&A đều nhằm mục đích tham gia, quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp bị sáp nhập hay mua lại chứ không đơn thuần là sở hữu cổ phần. Vì vậy, khi một nhà đầu tư đạt được mức sở hữu phần vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp đủ để tham gia, quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp thì khi đó mới có thể coi đây là hoạt động M&A

Định nghĩa về M&A là gì?

M&A là gì? M&A là tên viết tắt của cụm từ Mergers (Sáp nhập) và Acquisitions (Mua lại). M&A là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua hình thức sáp nhập hoặc mua lại giữa hai hay nhiều doanh nghiệp để sở hữu 1 phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó.

M&A bất động sản

Với hình thức sáp nhập là sự liên kết giữa các doanh nghiệp có cùng quy mô và cho ra đời một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân mới. Doanh nghiệp sáp nhập sẽ sở hữu toàn bộ tài sản, những lợi ích cũng như quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập. Hai doanh nghiệp liên kết với nhau vì lợi ích chung.

Mua lại là hình thức một doanh nghiệp lớn sẽ mua lại những doanh nghiệp nhỏ và yếu hơn và doanh nghiệp mua vẫn giữ tư cách pháp nhân cũ. Doanh nghiệp mua lại được quyền sở hữu hợp pháp đối với doanh nghiệp được mua.

M&A

M&A thường đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp: mở rộng thị phần, đạt hiệu quả kinh doanh tốt hơn, giảm số lượng nhân viên cần thiết, giảm những chi phí phát sinh không cần thiết, tận dụng công nghệ được chuyển giao,… nhằm có thể phát triển để trở thành doanh nghiệp dẩn đầu trong một thị trường đang phát triển nhanh. Tuy nhiên đôi khi mục đích của việc mua lại đơn giản chi là nhằm loại đối thủ cạnh tranh ra khỏi cuộc chơi.

Các hình thức thực hiện M&A phổ biến gồm: góp vốn trực tiếp vào doanh nghiệp; mua lại phần vốn góp hoặc cổ phần. Ngoài ra còn có: sáp nhập doanh nghiệp; hợp nhất doanh nghiệp và chia; tách doanh nghiệp.

Mua bán và sáp nhập trong thị trường bất động sản Việt Nam

Tại một hội nghị bất động sản tổ chức cuối năm 2017, bà Dương Thuỳ Dung – Giám đốc cấp cao Công ty tư vấn bất động sản CBRE Việt Nam cho rằng: “Đa phần các thương vụ M&A trong ngành bất động sản là mua lại đất hoặc các dự án mới được cấp phép để phát triển, con số này chiếm tới 80 – 90% tổng lượng giao dịch trên thị trường.”

Ngoài cái bắt tay giữa các chủ đầu tư với nhau thì còn nổi lên xu thế hợp tác giữa các doanh nghiệp môi giới hay bắt tay liên kết theo vùng để phủ kín địa bàn phân phối. Với nền tảng kinh tế chung vững vàng và nhu cầu nhà ở còn cao tại Việt Nam, xu thế hợp tác cùng phát triển dự án giữa nhà đầu tư trong và ngoài nước sẽ còn tăng mạnh trong năm 2018 này.

Theo Jones Lang LaSalle (JLL), các dòng vốn nước ngoài đang có xu hướng ồ ạt tìm bến đỗ tại thị trường Việt Nam khiến năm qua, thị trường bất động sản đón chào một số lượng kỷ lục các nhà đầu tư ngoại, chủ yếu là các quỹ đầu tư tư nhân, muốn triển khai vốn nhanh chóng và hiệu quả. M&A sẽ là xu thế tất yếu của nền kinh tế thị trường. Sự kết hợp giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài sẽ tạo nên một thị trường hoàn chỉnh bằng tiềm lực và kinh nghiệm của hai bên.

Vì sao nên quan tâm đến M&A?

Theo các chuyên gia của MAF, những ngành đang được quan tâm và M&A nhiều nhất hiện nay là những ngành quan trọng trong việc tiếp cận thị trường 95 triệu dân của Việt Nam. Trước đó, trong năm 2017, ngành bất động sản chỉ đứng thứ hai về tỷ trọng giá trị M&A, đạt 27%. Trong 6 tháng đầu năm 2018, tổng giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam đạt 3,35 tỷ USD, bằng 139% cùng kỳ năm 2017. Trong đó, ngành bất động sản chiếm ưu thế với tỷ trọng 66,75%; tiếp theo là ngành tài chính ngân hàng (19,06%) và sản xuất công nghiệp (9%).

Ông Đặng Xuân Minh – Tổng Giám đốc AVM Vietnam & Vietnam M&A Forum cho rằng: “Có 3 vấn đề để M&A bất động sản sẽ tiếp tục đà tăng trưởng. Một là, công cuộc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước đang diễn ra mạnh mẽ, theo thống kê thì có rất nhiều doanh nghiệp trong nước thực hiện M&A khá thành công trên thị trường. Hai là, sự trỗi dậy của nhiều đơn vị tư nhân trong ngành. Ba là, sự quan tâm và ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài tìm đến Việt Nam.

Điều đó có thể hiểu rằng: Các con số về M&A cho thấy mức độ sôi động của thị trường, một yếu tố để dự đoán thời điểm đầu tư. Đồng thời, với đặc điểm riêng của M&A bất động sản tại Việt Nam, các thương vụ M&A cũng hé lộ những thông tin về những khu vực đầu tư đầy hấp dẫn. Vì vậy, là một nhà đầu tư bất động sản chuyên nghiệp, nhất định không thể bỏ qua các thông tin về M&A.

 

Bài viết liên quan

10 sự kiện chuyển đổi số, công nghệ ứng dụng trong bất động sản 2020

10 sự kiện chuyển đổi số, công nghệ ứng dụng trong bất động sản 2020

Viết bởi : Hà My

Sự thay đổi của nền kinh tế do đại dịch Covid-19 vào cuối năm 2019 đã làm thay đổi tích cực suy nghĩ của các chủ doanh nghiệp. Các đơn vị đã áp dụng chuyển đổi số, công nghệ vào trong tất...

TOP 10 THƯƠNG VỤ M&A BẤT ĐỘNG SẢN 2020

TOP 10 THƯƠNG VỤ M&A BẤT ĐỘNG SẢN 2020

Viết bởi : Hà My

Năm 2020, mặc dù toàn bộ thế giới đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19, kinh tế giảm sút nhưng tại Việt Nam vẫn có những thương vụ M&A bất động sản nổi bật, với giá...

Thách thức khi thực hiện hoạt động M&A bất động sản

Thách thức khi thực hiện hoạt động M&A bất động sản

Viết bởi : Hà My

Các doanh nghiệp bất động sản nói chung, nhất là các đơn vị nước ngoài đang gặp những thách thức nào khi thực hiện hoạt động M&A bất động sản tại Việt Nam. Đồng thời, các doanh nghiệp...

Kinh nghiệm M&A dự án bất động sản – bất động sản Sen Vàng

Kinh nghiệm M&A dự án bất động sản – bất động sản Sen Vàng

Viết bởi : Hà My

M&A dự án bất động sản là một khái niệm không mới, nhưng ở Việt Nam khái niệm này vẫn còn xa lạ đối với nhiều người. Hiểu một cách đơn giản, M&A bất động sản là khái niệm dùng...

MỘT SỐ HÌNH THỨC MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP – M&A

MỘT SỐ HÌNH THỨC MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP – M&A

Viết bởi : Hà My

Mục đích của mua bán hay sáp nhập doanh nghiệp là đều hướng tới việc việc giành được quyền kiểm soát một doanh nghiệp nào đó, hoạt động mua bán và sáp nhật không đơn thuần chỉ là góp vốn...

0948 48 48 59

Messenger