MỘT SỐ HÌNH THỨC MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP – M&A

Mục đích của mua bán hay sáp nhập doanh nghiệp là đều hướng tới việc việc giành được quyền kiểm soát một doanh nghiệp nào đó, hoạt động mua bán và sáp nhật không đơn thuần chỉ là góp vốn hay sở hữu cổ phần doanh nghiệp như hoạt động đầu tư thường thấy. Vậy có các hình thức mua bán và sáp nhập doanh nghiệp nào? Trong ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ cách thức cơ cấu tài chính

Mua, bán doanh nghiệp:

Áp dụng đối với doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật Doanh nghiệp và một số doanh nghiệp nhà nước, bộ phận doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty nhà nước.

Sáp nhập doanh nghiệp:

Là hình thức kết hợp một hoặc một số công ty cùng loại (công ty bị sáp nhập) vào một công ty khác (công ty nhận sáp nhập) trên cơ sở chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty bị sáp nhập vào công ty nhận sáp nhập. Công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại, công ty nhận sáp nhập vẫn tồn tại và kế thừa toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty bị sáp nhập.

Chia, tách doanh nghiệp:

Là hình thức M&A đặc thù bởi việc kiểm soát doanh nghiệp đạt được thông qua việc làm giảm quy mô doanh nghiệp và do vậy việc kiểm soát doanh nghiệp chỉ thực hiện đối với từng phần doanh nghiệp nhất định. Chủ thể chính của hoạt động chia tách doanh nghiệp là các thành viên hoặc cổ đông hiện tại của công ty.

Chia, tách doanh nghiệp được áp dụng đối với loại hình công ty TNHH hoặc công ty cổ phần. Chia doanh nghiệp là việc một công ty bị chia thành nhiều công ty mới, công ty bị chia chấm dứt tồn tại, các công ty mới liên đới thực hiện nghĩa vụ của công ty bị chia. Tách doanh nghiệp là việc một công ty bị tách một phần tài sản, quyền và nghĩa vụ để hình thành một công ty mới. Công ty bị tách vẫn tồn tại và hình thành một công ty mới, các công ty này vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty bị tách.  

Mua bán và sap nhập dựa trên góc độ tài chính doanh nghiệp

Thâu tóm cổ phần:

Chủ yếu thể hiện bằng việc công ty này thu gom, mua phần lớn hoặc toàn bộ cổ phần của các cổ đông công ty khác;

Ưu điểm: 

Do chỉ mua cổ phiếu của công ty bị mua lại nên sẽ không có sự pha loãng cổ đông như sáp nhập.

Quá trình diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn so với mua tài sản, bởi giảm thiểu được nhiều thủ tục.

Nhược điểm: 

Người mua có thể gặp phải những khoản nợ có thể gây ra “tranh chấp không dự tính được” (môi trường, thuế, kiện tụng của bên thứ ba)

Thâu tóm tài sản:

Là việc các công ty cùng tiến hành thương lượng mua bán một khối lượng tài sản nhất định hoặc toàn bộ của doanh nghiệp mục tiêu, đồng thời khi đó diễn ra việc dịch chuyển quyền sở hữu doanh nghiệp.

Ưu điểm

Khi áp dụng hình thức mua tài sản này, người mua có quyền chọn lựa tài sản mua cũng như một số khoản nợ. Nhờ đó mà bên mua có thể tránh khỏi những khoản nợ không lường trước được và kiểm soát được giao dịch.

Người mua chỉ phải làm việc với người đại diện theo ủy quyền của HĐQT hay HĐTV của bên bán chứ không phải mất công sức đàm phán với nhiều cổ đông như hình thức mua cổ phiếu.

Nhược điểm

Tốn kém về thời gian, công sức và chi phí để thẩm định, định giá nhiều loại tài sản, chuẩn bị thủ tục, giấy tờ để chuyển quyền sở hữu làm cho giao dich trở nên cồng kềnh.

Như vậy có thể thấy hiện nay có hình thức M&A phổ biến nhất là mua tài sản và mua cổ phiếu. Hai hình thức lại có những ưu và nhược điểm khác nhau, vì thế các doanh nghiệp sẽ dựa vào các tiềm lực, các điều kiện, khả năng của mình để làm căn cứ lựa chọn một hình thức M&A phù hợp nhất. 

 

Bài viết liên quan

10 sự kiện chuyển đổi số, công nghệ ứng dụng trong bất động sản 2020

10 sự kiện chuyển đổi số, công nghệ ứng dụng trong bất động sản 2020

Viết bởi : Hà My

Sự thay đổi của nền kinh tế do đại dịch Covid-19 vào cuối năm 2019 đã làm thay đổi tích cực suy nghĩ của các chủ doanh nghiệp. Các đơn vị đã áp dụng chuyển đổi số, công nghệ vào trong tất...

TOP 10 THƯƠNG VỤ M&A BẤT ĐỘNG SẢN 2020

TOP 10 THƯƠNG VỤ M&A BẤT ĐỘNG SẢN 2020

Viết bởi : Hà My

Năm 2020, mặc dù toàn bộ thế giới đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19, kinh tế giảm sút nhưng tại Việt Nam vẫn có những thương vụ M&A bất động sản nổi bật, với giá...

Thách thức khi thực hiện hoạt động M&A bất động sản

Thách thức khi thực hiện hoạt động M&A bất động sản

Viết bởi : Hà My

Các doanh nghiệp bất động sản nói chung, nhất là các đơn vị nước ngoài đang gặp những thách thức nào khi thực hiện hoạt động M&A bất động sản tại Việt Nam. Đồng thời, các doanh nghiệp...

M&A là gì? M&A bất động sản với thị trường bất động sản Việt Nam

M&A là gì? M&A bất động sản với thị trường bất động sản Việt Nam

Viết bởi : Hà My

Những thương vụ M&A đều nhằm mục đích tham gia, quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp bị sáp nhập hay mua lại chứ không đơn thuần là sở hữu cổ phần. Vì vậy, khi một nhà...

Kinh nghiệm M&A dự án bất động sản – bất động sản Sen Vàng

Kinh nghiệm M&A dự án bất động sản – bất động sản Sen Vàng

Viết bởi : Hà My

M&A dự án bất động sản là một khái niệm không mới, nhưng ở Việt Nam khái niệm này vẫn còn xa lạ đối với nhiều người. Hiểu một cách đơn giản, M&A bất động sản là khái niệm dùng...

Messenger